Màn hình bếp từ hiển thị các mã lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, EF, AD nghĩa là gì? Cách sửa các mã lỗi này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết nhất dành cho bạn.

=> Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ có thể sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sửa các lỗi của bếp từ.

Sửa các lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, EF, AD của bếp từ

Sửa bếp từ lỗi E0 – bếp chưa nhận nồi nấu

Bếp đang sử dụng màn hình báo lỗi E0 kèm theo tiếng kêu bíp bíp gián đoạn, nghĩa là nồi nấu và bếp chưa tiếp xúc được với nhau, chưa bắt nhiệt. Nguyên nhân có thể là do:

  • Bếp không nhận nồi do nồi nấu không phải là loại có đáy nhiễm từ mà bằng chất liệu inox 304, sứ, thủy tinh,..
  • Kích thước nồi nhỏ hơn so với vùng nấu
  • Đặt sai vị trí bếp với vùng nấu

SỬA LỖI EO:

  • Sử dụng nồi có đáy nhiễm từ, có thể hút được nam châm. 
  • Đặt dụng cụ nấu đúng vị trí của vùng bếp nấu.

Sửa bếp từ lỗi E1 – bếp quá nóng

Bếp của bạn đang hoạt động liên tục với cường độ lớn trong thời gian dài. Sau đó, bếp dừng hoạt động và hiển thị lỗi E1.  Nguyên nhân xảy ra lỗi E1 là: Bếp từ của bạn hoạt động hết công suất trong thời gian dài, lúc này mặt kính nóng bỏng nên quạt gió, bộ phận tản nhiệt không kịp làm mát hệ thống cảm biến tự động ngắt mạch. Màn hình điều khiển hiển thị lỗi E1 – ngừng hoạt động để bảo vệ linh kiện.

SỬA LỖI E1: 

  • Tắt bếp nhưng không rút dây nguồn ra để quạt gió hoạt động làm mát bếp
  • Lấy nồi trên bếp ra để tản nhiệt tốt hơn
  • Kiểm tra khe thông gió trên bếp, nếu bị tắc thì cần phải thông để quá trình làm mát nhanh hơn

= > Để bếp nguội hẳn mới có thể khởi động lại bếp.

Sửa bếp từ lỗi E2 

Lỗi E2 có thể là do nguồn điện sử dụng không ổn định, cao hay thấp hơn mức điện áp thông thường. Hoặc thức ăn chưa được cho vào nồi. 

SỬA LỖI E2:

  • Kiểm tra dòng điện sử dụng có phải 220V không, hoặc có thể dùng ổn áp để điều chỉnh.
  • Nhanh chóng bỏ thức ăn vào nồi để tiếp tục nấu. 

Sửa bếp từ lỗi E3 – Nguồn điện nhỏ hơn 170V

Dòng điện bị giảm xuống 170V, bếp sẽ ngừng hoạt động. Lúc này màn hình sẽ hiển thị E3. Dòng điện bị giảm do một số nguyên nhân như:

  • Đang giờ cao điểm, nhiều nhà đều sử dụng
  • Đường dây điện quá nhỏ trong khi đó lại sử dụng nhiều thiết bị điện cùng lúc

SỬA LỖI E3:

  • Không sử dụng cùng lúc quá nhiều thiết bị điện
  • Thay thế dây nguồn dẫn vào nhà, bằng các loại dây mới to hơn.
  • Sử dụng ổn áp để ổn định dòng điện

Sửa bếp từ lỗi E4 – Nhiệt độ dụng cụ nấu trên 280 độ C, dòng điện quá cao

Dòng điện đang sử dụng bị tăng vượt mức 220V hoặc nhiệt độ tại vùng nấu tăng lên trên 280 độ C. Bếp ngừng hoạt động, màn hình sẽ báo lỗi E4 cùng với tiếng kêu bíp bíp gián đoạn. 

SỬA LỖI E4:

  • Vừa bật bếp báo lỗi E4 luôn: tức là nguồn điện trong gia đình bạn ổn định, tuy nhiên lại có vấn đề về đường dây,cầu chì, aptomat cần kiểm tra lại. Có thể sử dụng ổn áp
  • Trường hợp bếp đang sử dụng một lúc mới báo: do nhiệt độ cao trên 280 độ. Lúc này nên không bật bếp, không rút ổ cắm, đưa nồi ra khỏi vùng bếp nấu, chờ đến khi bếp nguội hoàn toàn mới bật lại.

=> Bạn muốn các vật dụng bếp được sắp xếp gọn gàng, khoa học thuận tiện hơn khi sử dụng, đừng bỏ qua các mẫu phụ kiện tủ bếp

Sửa bếp từ lỗi E5 – IGBT – trở cảm biến bị quá nhiệt

Khi đun nấu trong thời gian dài với cường độ cao hết công suất bếp, tản nhiệt không kịp làm việc. Lúc này, con trở cảm biến IGBT bị quá tải dẫn đến lỗi E5 xuất hiện trên màn hình.

SỬA LỖI E5: 

  • Tắt bếp, không rút ổ cắm, để bếp nguội đến khi màn hình không báo lỗi mới sử dụng tiếp
  • Lưu ý: Nếu vừa nấu đã báo lỗi E5 thì rất có thể trở cảm biến hoặc linh kiện liên quan đã bị hỏng, hãy gọi thợ sửa chữa.

Sửa bếp từ lỗi E6

Lỗi E6 xảy ra trong trường hợp sau:

  • Dụng cụ nấu có nhiệt độ quá cao so với ngưỡng cảm biến nhiệt cho phép
  • Cảm biến nhiệt bị chập chờn

SỬA LỖI E6: Tương tự như sửa lỗi E5.

Sửa một số lỗi thường gặp khác trên bếp từ 

Lỗi EF: Nguyên nhân có thể do lau chùi hoặc sơ ý để mặt bếp bị ướt, bẩn hoặc nồi nấu còn ướt. Bếp sẽ báo lỗi EF. Cách khắc phục là hãy tắt bếp và dùng khăn khô mềm lau nhẹ nhàng đến khi bếp và nồi khô.

Lỗi AD: Lỗi AD là lỗi nồi nấu có đáy không bằng phẳng hoặc nồi quá nóng. Nguyên nhân có thể là do đáy nồi không sạch, dính bẩn hoặc bị cong võng. 

Trên đây là những cách giúp bạn có thể tự sửa lỗi bếp từ đơn giản. Đừng quên truy cập vào tin tức của Website Eurogold.com.vn để biết thêm những kinh nghiệm về thiết kế bếp và những phụ kiện thiết bị cần dùng trong bếp.

—————————————————————–