Bếp từ ngày nay đã không còn quá xa lạ. Bên cạnh việc quan tâm tới các tính năng, cách sử dụng thì việc nắm rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ sẽ giúp bạn chủ động xử lý khi gặp trục trặc.
Bếp từ là gì? Cấu tạo của bếp từ
Bếp từ là loại bếp sử dụng dòng điện cảm ứng từ để tạo ra từ trường, chuyển năng lượng điện bằng cách kích hoạt từ cuộn dây đồng vào một nồi có đáy nhiễm từ để sinh nhiệt làm chín thức ăn.
Cấu tạo của bếp từ gồm những bộ phận cơ bản sau:
+ Mặt bếp từ: Làm bằng chất liệu sứ thủy tinh cao cấp với khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chống trầy xước tốt.
+ Mâm từ ( Cuộn dây tạo ra từ trường ): Là một trong những linh kiện quan trọng của bép từ trong việc sinh nhiệt. Cấu tạo từ những các sợi dây đồng siêu bền, cuộn chặt trên một mặt phẳng. Mâm từ được lắp đặt ngay dưới bề mặt kính tại vùng nấu. Khi có nguồn điện chạy qua, dòng điện trong cuộn dây tạo ra từ trường thay đổi liên tục, làm nóng và đun chín thức ăn.
+ Cảm biến nhiệt độ: Được gắn trên mâm từ, có tác dụng đo nhiệt độ trên mặt kính và thường trực nhiệt độ cho sò công suất IGBT.
+ IGBT một công tắc điện tử có khả năng đóng ngắt, chuyển đổi và điều khiển nhanh chóng nguồn điện. Công suất của bếp lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tần suất đóng ngắt của IGBT nhanh hay chậm và nó được điều khiến thông qua vi xử lý IC trên bo mạch chính.
+ Bo mạch bếp từ : Bộ phận này bao gồm nhiều linh kiện điện tử khá phức tạp với khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều và thay đổi tần của dòng điện đi vào cuộn dây. Mỗi thiết bị bếp từ sẽ có cấu tạo vi mạch khác nhau. Tuy nhiên, thường có sẽ là: nguồn điện và mạch chỉnh lưu, nguồn chuyển mạch ngắt mở, nguồn xung, sò IGBT, tụ điện, cuộn dây panel, các cảm biến nhiệt độ, khối vi xử lý MCU, quạt làm mát, cảm biến nhiệt, diode cầu,.. cùng một số linh kiện nhỏ khác.
+ Mạch điều khiển: Là một bo mạch có nhiệm vụ hiển thị để bạn nắm được các chế độ hoạt động của bếp, nhận lệnh thao tác của người dùng thông qua các phím nhấn trên bếp. Loại mạch này có cấu tạo khá đơn giản chủ yếu là đèn Led chỉ thị và các phím nhấn chọn chức năng nấu của bếp.
+ Quạt làm mát: Có nhiệm vụ làm mát, giảm nhiệt các linh kiện trong bếp từ, cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động với công suất cao, nhiệt độ tăng. Bảo vệ linh kiện đảm bảo sự hoạt động ổn định của bếp từ.
=> Tham khảo Cách lắp đặt bếp từ âm đúng chuẩn kĩ thuật
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Nguyên lý hoạt động chi tiết của bếp từ: Khi bếp bắt đầu hoạt động, dòng điện xoay chiều khi được chạy qua cuộn dây đồng đặt ngay dưới mặt kính, sẽ sinh ra từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Đáy nồi làm bằng vật liệu nhiễm từ và nằm trong phạm vi này nên được dòng từ trường tác động. Và tạo ra dòng điện xoáy tại đáy nồi, dòng điện này sẽ hoạt động như cuộn dây thứ cấp, điện trở nhỏ, các hạt electron di chuyển tốc độ cao va đập vào nhau nên sinh ra nhiệt.
Không giống như các loại bếp nấu khác, bếp từ chỉ làm nóng được vùng đáy nồi còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Do nồi được làm nóng trực tiếp nên mang lại hiệu suất lên tới 90%. ( Trong khi bếp gas chỉ có hiệu suất khoảng 55%, bếp hồng ngoại khoảng khoảng 65% ).
Trên đây là toàn bộ thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ, Eurogold hy vọng bài viết trên sẽ mang lại thông tin hữu ích tới quý bạn đọc. Truy cập vào trang tin tức của Eurogold để có thêm những kiến thức cũng như kinh nghiệm về các thiết bị phụ kiện bếp nhé!
——————————————————————