Vài chục năm trở lại đây, do diện tích rừng bị thu hẹp, khiến cho gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm và trở nên đắt đỏ hơn. Để tìm mua được một chiếc tủ hay bàn ghế gỗ tốt tự nhiên 100% chi phí rất tốn kém. Để giải quyết tình trạng này, sự ra đời của Gỗ Veneer được xem là cơn mưa giải khát nhiệt, một vật liệu thay thế hoàn hảo cho con người.

Gỗ Veneer là gì?

Gỗ veneer óc chó

Gỗ veneer óc chó có kích thước rất mỏng

  • Veneer có tên gọi khác là ván lạng – là dạng vật liệu dùng để dán lên cốt gỗ công nghiệp, có vai trò bảo vệ lớp cốt gỗ bên trong và giúp chúng có bề mặt bên ngoài như gỗ tự nhiên thật.
  • Cụ thể, Veneer là một dạng ván gỗ mỏng có độ dày 0.3 – 0.6 mm, được lấy từ các loại gỗ tự nhiên. Sau đó, được xử lý sấy khô sơn phủ và dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ MFC…
  • Giá thành của chúng rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nguyên khối. Từ một cây gỗ tự nhiên, các nhà sản xuất cũng có thể tạo ra hàng trăm miếng ván.
  • Veneer mang đến cảm giác rất thật và đẹp không hề kém cạnh với các loại gỗ tự nhiên.

Có mấy loại gỗ Veneer?

Một số loại gỗ Veneer

Một số loại gỗ Veneer

Hiện nay, Veneer được làm từ rất nhiều loại gỗ khác nhau như óc chó, sồi, xoan đào,dổi,lim…Với màu sắc và đặc tính không thay đổi, khả năng đàn hồi cực tốt, không bị mối mọt, hay côn trùng phá hoại.

Gỗ veneer có bền không?

Veneer có khả năng chịu nước kém, dễ bị sứt mẻ, dễ hư hỏng khi di chuyển nhiều, không chịu được nóng. Do đó không nên sử dụng để làm ngoại thất hoặc tủ bếp, những khu vực có thể tiếp xúc với nước, lửa, nắng nóng.

Gỗ Veneer có giá bao nhiêu?

Tùy theo loại Veneer sồi, veneer óc chó,…sẽ có mức giá bán khác nhau. Mức giá gỗ có dán Veneer = chi phí dán mặt phủ + giá của cốt gỗ ( MDF, HDF, MFC…)

Có nên dùng gỗ Veneer không?

Ngoài Veneer, còn có các loại bề mặt phủ khác như Laminate, Melamine. Cốt gỗ bên trong 3 loại này giống nhau ( tùy bạn lựa chọn). Ở đây, chúng ta chỉ so sánh bề mặt phủ cốt gỗ:

Melamine: Dạng giấy cao cấp, độ bền màu cao, không thấm nước, giá thấp hơn Veneer và Laminate. Nhược điểm là chịu xước kém, hạn chế tạo dáng như các bề mặt cong, lượn.

Laminate: tương tự Melamine, nhưng dày hơn, màu sắc phong phú, chịu lực và chịu nhiệt tốt, có khả năng chống chịu trầy xước, chịu nước tốt hơn Veneer, Melamine rất nhiều. Tuy nhiên, giá thành tương đối cao.

Nếu bạn yêu thích sự sang trọng và tự nhiên cho nội thất căn nhà thì nên lựa chọn Veneer, nhưng cần sử dụng cẩn thận, bảo quản tốt để chúng có thể bền đẹp, kéo dài tuổi thọ. Nếu thích màu sắc của đồ gỗ nhưng lại muốn nội thất bền lâu, chống trầy xước và chống ẩm tốt thì có thể lựa chọn Laminate là tốt nhất, kinh tế hơn thì chọn Melamine.

=> Cốt gỗ công nghiệp có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên người dùng nên lựa chọn loại nào? Tìm hiểu thêm: So sánh về gỗ MDF, gỗ MFC, và gỗ HDF. Loại nào tốt nhất?

Ứng dụng của gỗ Veneer

Hiện nay, ván lạng được sử dụng phổ biến nhất trong đồ dùng nội thất, tạo ra những mẫu bàn ghế, tủ quần áo, vách trang trí, tủ sách, kệ đồ,…cho các khu văn phòng và các gia đình. Ngoài ra chúng cũng được sử dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, đồ nghệ thuật và các vật dụng khác. Ứng dụng rộng rãi và hiệu quả nên được sử dụng rất nhiều.

Ở các nước Châu Âu, họ đã áp dụng Veneer vào chế tạo sản phẩm nổi thất từ cách đây rất lâu đến 30, 40 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong gần chục năm trở lại thì mới được sử dụng nhiều. Hiện nay, từ Bắc vào Nam các nhà máy, cơ sở sản xuất gỗ Veneer xuất hiện rất nhiều. Khách hàng rất dễ để lựa chọn một đơn vị và mua loại gỗ này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ Veneer, Eurogold hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ này và lựa chọn được gỗ phù hợp.

—————————————————————-