Bố trí bếp và chậu rửa trong nhà bếp bố trí như thế nào hợp lý: vừa đảm bảo tính thuận tiện vừa hợp với phong thủy.
Trong phong thủy, nước là nguồn năng lượng sinh ra Thủy và bếp là nguồn năng lượng sinh ra Hỏa. Theo như quy luật trong ngũ hành tương sinh, thì hai yếu tố Thủy và Hỏa luôn luôn xung khắc với nhau. Chính vì lẽ đó mà chỉ cần một bất cẩn nhỏ trong cách sắp xếp các vật dụng cũng có thể ảnh hưởng đến sự may mắn của ngôi nhà. Đó chính là lý do khi bố trí các vật dụng này đảm bảo đủ 2 yếu tố: tiện lợi và phong thủy.
Cách bố trí bếp và chậu rửa đảm bảo công năng sử dụng
Tam giác công năng trong bếp gồm 3 khu vực: Kho/lưu trữ ( như tủ lạnh, tủ kho) – Rửa/sơ chế ( chậu vòi rửa, bàn sơ chế) – Chế biến (Bếp từ, hút mùi, lò nướng, lò vi sóng). Tam giác công năng nên được đảm bảo chặt chẽ và mang tính thuận tiện cho quy trình nấu nướng.
VD: Lấy đồ tủ lạnh, mang sang rửa, qua bàn sơ chế , mang sang bếp từ để nấu.
Theo đó nên thiết kế khoảng cách tối thiểu giữa bếp nấu và chậu rửa là 60cm và sử dụng khu vực giữa này làm nơi sơ chế. Bên cạnh đó, bếp và chậu rửa thuộc hai hành xung khắc với nhau nên khoảng cách này sẽ hạn chế tối đa những vận khí xấu. Như vậy, gia chủ không những đảm bảo công năng khi sử dụng, tránh tình trạng nước bắn vào bếp khi nấu nướng mà còn đảm bảo quy luật phong thủy.
=> Xem ngay: Tổng hợp những mẫu chậu vòi rửa bát đang thịnh hành nhất hiện nay
Hướng dẫn cách đặt bếp và chậu rửa hợp phong thủy
Theo những kiến thức về phong thủy, cách bố trí bếp và chậu rửa đúng sẽ được thực hiện như sau:
a. Bố trí bếp
Bếp nên được đặt theo mệnh của gia chủ. Hướng bếp là hướng mà người nấu đứng quay lưng vào. Dựa năm sinh của mỗi gia chủ để xác định mình thuộc nhóm nào và phù hợp với hướng nào.
Nhóm Đông Tứ Mệnh: Sẽ có 4 hướng tốt Bắc – Nam – Đông – Đông Nam, 4 hướng xấu là Tây Bắc – Đông Bắc – Tây Nam – Tây.
Nhóm Tây Tứ Mệnh: 4 hướng tốt là Tây Bắc – Đông Bắc – Tây Nam – Tây, 4 hướng xấu là Bắc – Nam – Đông – Đông Nam.
Một lưu ý quan trọng là bếp phải “tọa hung, hướng cát”, nghĩa là tọa tại vị trí xấu, và hướng về hướng tốt. Đây là nguyên tắc chủ chốt trong cách bài trí phong thủy phòng bếp và chậu rửa để làm tăng thêm vượng khí, thu hút tài lộc cho gia chủ.
b. Bố trí chậu rửa
Chậu rửa theo phong thủy thuộc hành “Thủy”, nên khi bố trí đặt bồn rửa chén theo phong thủy thường ở các hướng như: hướng Bắc, hướng Đông hoặc hướng Đông Nam. Những hướng đặt chậu rửa chén này không chỉ phù hợp với căn bếp ngôi nhà, mà nó còn giúp vận khí trong bếp được phát triển mạnh, giúp âm dương hòa hợp đồng thời giúp gia đình gia chủ tránh được những xung khắc không đáng có. Có thể lựa chọn Hướng Tây – hướng này không tốt – tuy nhiên cũng không quá xấu.
=> Khi chọn mua nội thất bếp chắc hẳn bạn sẽ muốn chúng luôn bền, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với căn bếp, đảm bảo những lợi ích của người sử dụng, đừng bỏ qua những kinh nghiệm ” vàng” để lựa chọn chậu và vòi rửa bát
Ví dụ cụ thể
Hầu hết từ xưa đến nay, trong các căn bếp Việt, bếp và chậu rửa thường được bố trí đặt thẳng hàng hoặc vuông góc với nhau.
Với những gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh
- Bếp và chậu rửa đặt thẳng hàng: nên đặt tọa phía Tây và hướng về phía Đông.
- Bếp và chậu rửa đặt vuông góc: có thể lựa chọn đặt bếp tọa hướng Tây – hướng về hướng Đông, chậu rửa sẽ hướng về hướng Bắc.
Với những gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh
- Bếp và chậu rửa đặt thẳng hàng: Nên đặt bếp và chậu rửa tọa ở hướng Đông và hướng về phía Tây.
- Bếp và chậu rửa đặt vuông góc: có thể lựa chọn đặt bếp tọa hướng Đông – hướng về phía Tây, chậu rửa hướng về Bắc hoặc hướng Nam.
Có thể thấy, cách bố trí bếp và chậu rửa đảm bảo công năng sử dụng và hợp phong thủy không hề khó. Bạn có thể tự tìm hiểu và lên kế hoạch sắp xếp lại căn bếp của mình. Nếu cần thiết hơn nữa, hãy tham khảo ý kiến của những chuyên gia về lĩnh vực này để vừa đảm bảo các vật dụng được sắp xếp đúng vị trí, vừa giúp căn bếp có tính thẩm mỹ cao. Eurogold chúc các bạn có thiết kế bếp và bố trí vật dụng thật ưng ý.
———————————————————————————————————