Ngày nay, các sản phẩm đồ nội thất văn phòng, nội thất gia đình phần lớn đều được sản xuất từ các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF và HDF. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng hiểu phân biệt được chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về 3 loại gỗ này, so sánh khác nhau giữa chúng. Để bạn có thể lựa chọn được loại gỗ phù hợp để thiết kế nội thất trong gia đình mình.
Gỗ công nghiệp MFC
MFC là viết tắt của cụm từ Melamine Face Chipboard, có nghĩa là ván gỗ dăm phủ bề mặt Melamine.
Nguyên liệu được sử dụng để làm gỗ MFC thường là các loại cây rừng trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,..Được đưa vào máy nghiền thành răm trộn với keo và các chất hóa học, ép chặt thành các ván gỗ. Sau khi hoàn thiện, bề mặt của các ván gỗ này sẽ được phủ lớp melamine có tác dụng chống thấm, chống ẩm, hạn chế trầy xước và mang tính thẩm mỹ cao.
Có hai loại gỗ MFC: gỗ MFC chống ẩm và gỗ MFC thường. Gỗ MFC chống ẩm có đặc tính kháng nước tốt, nâng cao tuổi thọ của sản phẩm.
Ưu điểm:
+ MFC có khả năng chống cong vênh, co ngót, ít mối mọt.
+ Bề mặt trơn phẳng rất dễ vệ sinh
+ Quy trình gia công và lắp đặt đơn giản
Nhược điểm:
+ Khả năng chịu nước, chịu lực kém.
+ Màu sơn dễ bị trầy xước, dễ bị mẻ cạnh.
+ Tuổi thọ sản phẩm thường không cao. Nếu bảo quản tốt, sản phẩm có thể bền đẹp được 10-15 năm.
Gỗ công nghiệp MDF
MDF là viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard, dịch Tiếng Việt có nghĩa là ván sợi có mật độ trung bình.
Chúng được làm từ các loại cây gỗ vụn, nhành cây từ tự nhiên được cho vào máy nghiền thành các sợi nhỏ ép kết dính với nhau bằng keo đặc chủng. Bề mặt gỗ mịn, phẳng hơn rất nhiều so với gỗ MFC.
Tương tự như gỗ MFC, gỗ MDF cũng gồm 2 loại. Một loại lõi xanh chống ẩm có khả năng chống nước tốt. Một loại gỗ thường giá thành thấp hơn để ứng dụng trong môi trường thông thoáng, không tiếp xúc với nước.
====> Mời bạn xem thêm: Sự giống và khác nhau của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và gỗ MDF thường
Ưu điểm:
+ Giống như đặc điểm của gỗ công nghiệp: gỗ MDF không bị co ngót hay cong vênh, bề mặt phẳng nhẵn.
+ Có giá thành thấp hơn các loại gỗ tự nhiên
+ Phần cốt ván bên trong gỗ MDF mịn hơn và ít bị mẻ cạnh giống như gỗ MFC.
Nhược điểm:
+ Không làm trạm trổ họa tiết như các gỗ tự nhiên.
+ Tuổi thọ sản phẩm thường không cao. Nếu bảo quản tốt, sản phẩm có thể bền đẹp được 10-15 năm.
Gỗ công nghiệp HDF
HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard – ván sợi có mật độ cao. Sản phẩm được tạo nên từ bột gỗ tự nhiên, được lọc và sất khô hết nước dưới nền nhiệt từ 1000-2000 độ C. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại từ xử lý nhựa, cán bột mịn, ép dưới áp suất cao để gỗ có chất lượng tốt.
Ưu điểm của dòng cốt gỗ công nghiệp HDF
+ Chống ẩm, chống trầy xước tốt, ít mối mọt cong vênh – trượt tiêu hoàn toàn nhược điểm của gỗ tự nhiên
+ Độ cứng tương đối cao, chịu được tải trọng lớn.
+ Cách âm, cách nhiệt tốt nên thường được sử dụng rộng rãi trong phòng học, khách sạn, văn phòng, nhà ở.
+ Bề mặt nhẵn, mịn và bằng phẳng nên dễ dàng sơn hay ép các vật liệu melamine, laminate, veneer…
+ Gỗ HDF có khả năng bắt ốc vít tốt, nhờ vậy những đồ nội thất thường có độ bền cao.
Nhược điểm:
+ Gỗ HDF có giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp.
So sánh giữa 3 loại gỗ MFC, MDF và HDF
Tiêu chí so sánh |
Gỗ MFC | Gỗ MDF | Gỗ HDF |
Tên gọi |
Ván gỗ dăm | Ván gỗ ép có tỷ trọng trung bình | Ván gỗ ép có tỷ trọng cao |
Nguyên liệu chính |
Dăm gỗ | Gỗ sợi |
Bột gỗ |
Bề mặt có thể phủ |
Chỉ có thể phủ Melamine nên bị hạn chế về mẫu và màu hơn | Cốt gỗ MDF chưa phủ bề mặt. Tùy thuộc vào nhu cầu mà có thể sơn bệt, phủ melamine, latimate, veneer, acrylic |
Sơn bệt, phủ melamine, latimate veneer, acrylic |
Độ dày |
Độ dày tiêu chuẩn 18 mm, 25 mm | Độ dày tiêu chuẩn 9 mm, 12mm, 15 mm |
Độ dày tiêu chuẩn 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15 mm |
Nhược điểm |
Dễ bị mẻ cạnh |
Bền dẻo hơn nên không bị mẻ cạnh |
|
Phân loại |
2 loại: Gỗ MFC thường và MFC chống ẩm | 2 loại: Gỗ MDF thường và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm |
2 loại: Loại siêu chống ẩm và black siêu chống ẩm |
Khả năng chống ẩm |
Khả năng chịu nước kém với loại MDF, MFC thông thường. MFC, MDF lõi xanh thì chống ẩm tốt hơn.
|
Tốt nhất |
|
Tuổi thọ |
Tương đương nhau |
Cao hơn |
|
Giá thành | Thấp hơn gỗ MDF | Bình thường |
Cao nhất trong 3 loại gỗ |
Trên đây là những thông tin chia sẻ nhằm hiểu rõ hơn về các loại gỗ công nghiệp và ưu và nhược điểm của từng loại để lựa chọn gỗ làm đồ nội thất và ngoại thất ngoài trời phù hợp với nhu cầu sử dụng và tài chính của gia đình. Đặc biệt hơn là khu vực nấu nướng , rửa chén bát lại càng cần quan tâm hơn. Ngoài ra bạn cũng cần xem phụ kiện dành cho tủ bếp gồm những gì rồi mưới đưa ra quyết định. Eurogold hy vọng bạn sẽ có được không gian gỗ nội ngoại thất đẹp và ưng ý nhất!
>>> Bạn nên tham khảo bài viết So sánh gỗ MFC, MDF và HDF. Loại nào tốt hơn?