Nấu ăn bằng bếp từ nhanh chóng, an toàn và dễ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng từ trường lại làm dấy lên lo ngại về sức khỏe và an toàn của người dùng. Để làm rõ vấn đề này hãy cùng Eurogold tìm hiểu chi tiết việc có hay không dùng bếp từ ảnh hưởng đến sức khỏe ngay sau đây:

Dùng bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Hiện nay bếp từ ngày càng được sử dụng phổ biến trong các căn bếp hiện đại

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức hoạt động của bếp từ. Nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng các cuộn dây từ để làm nóng trực tiếp các dụng cụ nấu nướng như xoong nồi đặt trên bếp. Khi bật bếp, từ trường được tạo ra bởi dòng điện chạy qua các cuộn dây. Từ trường tác động vào nồi, chảo bị nhiễm từ sẽ khiến các electron ở đáy nồi dao động nhanh và tác động vào nhau sinh nhiệt làm chín thức ăn. Trong khi đó, cuộn dây và mặt kính của bếp không chứa vật liệu có thể nhiễm từ nên không bị nóng.

Như vậy thực tế xung quanh cuộn dây của bếp từ sẽ sinh ra sóng điện từ ( bức xạ điện từ ). Loại sóng này nếu đủ lớn sẽ gây biến đổi chức năng và bệnh lý ở các hệ thống thần kinh, sinh sản, miễn dịch, tim mạch, nội tiết, tim mạch,…Tuy nhiên lượng bức xạ mà bếp từ sinh ra là bao nhiêu và liệu bức xạ đó có gây hại cho cơ thể con người hay không?

Dùng bếp từ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Tần số bức xạ của bếp cực thấp, từ 20kHz đến 30kHz và chỉ tác động trực tiếp vào đáy nồi nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến người dùng có sức khỏe bình thường. Theo TheInductionSite.com – một trang chuyên tổng hợp thông tin về bếp từ có tiếng tại Mỹ, loại bức xạ này giảm xuống bằng 0 ở khoảng cách từ nguồn phát ra khoảng vài inch ( 20 cm ) đến khoảng một foot ( 30 cm ). Vậy nên nếu lo lắng hãy giữ khoảng cách tối thiểu 30 cm với bếp từ nhé!

Một số trường hợp người dùng có sức khỏe đặc biệt:

  • Với các mẹ đang mang thai hoặc trẻ nhỏ, chưa có chứng minh về việc bức xạ của bếp từ ảnh hưởng, tuy nhiên để đảm bảo an toàn tốt nhất mẹ và bé nên giữ khoảng cách tối thiểu 30 cm và nên hạn chế sử dụng.
  • Với các bệnh nhân đặt máy trợ tim: Không có rủi ro với bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim đơn cực ( nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Pacing and Clinical Electrophysiology, Tập 26 ). Trong nghiên cứu này cho rằng mặc dù không có nguy cơ nhưng người mang máy nhịp tim nên duy trì khoảng cách 50 cm thay vì 30 cm để bảo vệ tốt nhất. Nếu vẫn còn phân vân hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Ngoài ra, bếp từ còn sở hữu một số ưu điểm như:

+ Nhiệt lượng được truyền trực tiếp xuống đáy chảo nên rất ít khí thải độc hại ra ngoài như bếp gas, không tỏa nhiệt.

+ Bếp từ được trang bị các chế độ tự ngắt nên không xảy ra nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

==> Nếu bạn đang dự định mua một chiếc bếp từ, tìm hiểu ngay nên mua bếp từ loại nào tốt nhất, dễ sử dụng và tiết kiệm điện

Cách sử dụng bếp từ đúng cách để an toàn, bền và tiết kiệm điện

+ Nên duy trì khoảng cách 30 cm từ điểm cảm ứng để đảm bảo an toàn và không hấp thụ bất kì bức xạ nào.

+ Sử dụng kích thước nồi chảo chính xác để che cuộn dây, căn giữa để cuộn dây được phủ hoàn toàn.

+ Tùy theo kích thước bếp mà chọn nồi, chảo có kích thước phù hợp.

+ Sử dụng dụng cụ nấu ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Tránh dùng thìa kim loại để nấu ăn.

+ Chú ý đến nguồn điện vì bếp từ có công suất lớn nên cần nguồn điện ổn định.

+ Tắt bếp bằng nút OFF sau khi nấu, sau 2,3 ph mới rút nguồn điện để tránh ảnh hưởng đến quạt tản nhiệt cho linh kiện.

+ Không lót giấy báo, vải dưới bếp để tránh cản trở luồng gió xuống đáy bếp do bên dưới có gắn quạt.

+ Không đặt bếp từ gần bếp ga, lò nướng.

+ Khi bếp có vấn đề vui lòng gọi điện cho cửa hàng hoặc cửa hàng, không được tự ý tháo lắp.

+ Nên chọn mua bếp từ những nhà sản xuất uy tín, chất lượng đã được kiểm định rõ ràng.

——————————————————————-