Sắp xếp không khoa học, lãng phí không gian, sử dụng chất liệu không phù hợp khiến tủ bếp nhanh xuống cấp,… là một số các lỗi cơ bản trong làm tủ bếp. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết nhất về kinh nghiệm làm tủ bếp thực tế từ cách làm việc với bên thi công tủ bếp như thế nào? cần lưu ý gì để đảm bảo tủ bếp bền, đẹp, đảm bảo công năng. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích đến với bạn và giúp bạn tạo nên một tủ bếp hoàn hảo nhất!

Phần 1: Quá trình làm tủ bếp

Nắm bắt được quá trình sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất, biết mình nên bắt đầu từ đâu, làm việc với các bên thiết kế và thi công tủ bếp như thế nào để tránh các sai sót không đáng có.

  • Chọn mẫu tủ bếp phù hợp với tổng thế không gian nhà mình: kiểu dáng tủ bếp chữ L, I hay chữ U, màu sắc tủ bếp ,…
  • Xác định nội thất tủ bếp cần có dựa trên nhu cầu của người dùng và diện tích bếp cho phép. Thiết bị như máy rửa bát, lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi,.. nên đặt âm tủ bếp giúp căn bếp gọn gàng hơn. Phụ kiện tủ bếp như giá để bát đĩa, giá xoong nồi, giá dao thớt gia vị, khay chia thìa dĩa, thùng rác, thùng gạo, tủ kho, giá góc… Mục đích là lấy kích thước để lên bản vẽ tủ bếp sơ bộ, giúp cho việc phân khu công năng của bếp hợp lý hơn. Tránh tình trạng thiết kế 1 đằng, xong lắp đặt một nẻo hay không có cái nào vừa với thiết kế.
  • Với các gia đình muốn bên thi công lắp đặt tủ bếp và phụ kiện luôn. Lưu ý nên tìm hiểu và lựa chọn hãng phụ kiện tủ bếp tốt và yêu cầu bên thi công lắp của hãng đó.
  • Lên bản vẽ nháp tủ bếp: bố trí nội thất tủ bếp hợp lý thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng và xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao của bếp.
  • Tìm hiểu và chọn lựa vật liệu làm tủ bếp: gỗ thịt, gỗ công nghiệp ( gỗ MDF, gỗ MFC, nhựa picomat, inox 304 
  • Thảo luận chi tiết với bên thi công để đưa ra bản vẽ tủ bếp chính thức. 
  • Đặc biệt: cần lưu ý giám sát quá trình thi công tủ bếp, vì sao?

Nếu bạn nghĩ có thể tin tưởng và giao toàn bộ cho bên thi công tủ bếp làm với ý nghĩ rằng “họ đã có kinh nghiệm làm nhiều rồi nên chắc chắn sẽ không có sai sót” thì có lẽ bạn đã nhầm. Có thể chỉ ra một vài trường hợp sau đây: 

  • Quá nhiều đơn đặt hàng nên thợ làm ẩu, sai kích thước và sau khi lắp đặt phụ kiện thì không vừa. Dẫn đến việc phải khoan cắt lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tủ bếp.
  • Màu sơn bản vẽ 3D nhưng thực tế lên màu không được như vậy.
  • Trong quá trình thảo luận, 2 bên có nhầm lẫn và không hiểu rõ ý nhau, nên tủ bếp hoàn thiện không được như mong muốn của gia chủ

Phần 2: Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu làm tủ bếp 

Vật liệu làm tủ bếp

Hiện nay có rất nhiều các loại vật liệu để làm tủ bếp như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, nhựa, inox,…Đó là lý do khiến nhiều người phân vân không biết nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì để đảm bảo độ bền đẹp về lâu dài của tủ. Thực tế mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau. 

Vật liệu

Ưu điểm Nhược điểm  Lưu ý
Gỗ tự nhiên + Đẹp bởi sự mộc mạc vốn có cùng những đường nét vân gỗ bắt mắt

+ Rất chắc chắn

+ Độ bền cao ngay khi tiếp xúc với nước nhưng cần phải tẩm sấy, sơn bả kỹ không để hở mộng.

+ Giá thành cao

+ Cong vênh, co ngót: nếu tay nghề thợ không cao không xử lý tốt

+ Mối mọt: bất kì loại gỗ nào nếu mối mọt đã có trong gỗ từ trước thì chắc chắn không thể nào tránh được việc tủ bếp bị mối mọt. Nên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín và xử lý gỗ tốt.

+ Màu sắc bị hạn chế do đó chỉ phù hợp với các phong cách thiết kế bếp cổ điển, ấm cúng và sang trọng.

+ Các loại gỗ hương, gỗ gụ, gỗ lim, gỗ óc chó, gỗ sồi…là top các loại gỗ tự nhiên có độ bền cao nhất.
Gỗ công nghiệp + Giá thành vừa phải 

+ Không bị cong vênh co ngót theo thời gian.

+ Thời gian thi công tủ bếp nhanh

+ Màu sắc đa dạng giúp người dùng có thể dễ dàng lựa chọn từ các màu vân gỗ đến các loại màu sắc sáng trẻ trung hiện đại.

+ Độ bền không bằng các loại gỗ tự nhiên.

+ Gỗ làm tủ bếp nên chọn loại chống ẩm. Tuy nhiên dù được xử lý ẩm trong cốt gỗ tuy nhiên chúng vẫn có một lượng xác suất thấm nước nhất định. Và có thể dẫn đến hiện tượng bong tróc và sút nở kết cấu gỗ. Tuy nhiên thời gian xảy ra hiện tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách người dùng bảo quản, việc gỗ được xử lý có tốt hay không, cốt gỗ là loại nào,…

+ Khả năng chịu lực cũng kém hơn 

 Gỗ công nghiệp gồm phần cốt gỗ và bề mặt sơn phủ bên ngoài.

+  Phần cốt gỗ nên lựa chọn MDF lõi xanh chống ẩm An Cường ( nên mua hàng chính hãng ) hoặc HDF để đảm bảo đã được xử lý và có độ bền chống thấm nước tốt nhất của sản phẩm. 

+ Kinh nghiệm làm tủ bếp là không nên chọn cốt gỗ MFC vì chúng giòn dễ bị mẻ.

+ Phần bề mặt thích bóng gương thì chọn acrylic, thích cứng thì chọn laminate, kinh tế hơn thì chọn melamine.

Nhựa Picomat +Là một chất liệu an toàn trong quá trình sử dụng, bền với nhiệt, không ngấm nước.

+ Bề mặt nhẵn tính thẩm mỹ cao

+ Độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt

+ Giòn nên khả năng bắt vít kém

+ Không phù hợp với những gia đình yêu thích phong cách cổ điển với những đường vân gỗ.

Inox  + Không lo cong vênh mối mọt, phai màu theo thời gian

+ Tuổi thọ cao, chịu được các tác động vật lý

+ Không lo thấm nước gây mùi khó chịu như các loại tủ bếp thông thường.

+ Tủ inox không tránh được việc dính dầu mỡ, gia vị,..khiến chúng loang ố, thiếu thẩm mỹ và không sáng bóng như lúc đầu. Do đó chúng phù hợp với bếp ăn công nghiệp hơn là sử dụng cho gia đình.

+ Sử dụng tủ bếp inox dễ gây tiếng ồn

+ Bề mặt dễ bị trầy xước.

+ Với những gia đình quan tâm đến phong thủy thì các loại tủ bếp inox này càng không nên dùng vì inox mệnh kim, bếp mệnh hỏa dễ sinh bất hòa

Vật liệu đi kèm tủ bếp

Vật liệu

Vai trò Nên sử dụng loại nào tốt nhất
Đá ốp bếp Khi chúng ta nấu ăn mỡ, gia vị, đồ ăn rất dễ bắn bẩn lên tường bếp và mặt bàn xung quanh. Do đó sử dụng đá ốp mặt bếp và kính ốp tường bếp sẽ là gợi ý hay để bảo vệ tối đa tủ bếp và giúp cho bếp sạch sẽ, thẩm mỹ hơn rất nhiều. Người dùng có thể lựa chọn một trong 3 loại đá sau:

+ Đá kim sa trung ( một loại đá granite tự nhiên ): Giá rẻ nhưng độ bền kém 2 loại còn lại một chút

+ Đá nhân tạo gốc thạch anh Vicostone: cứng độ bền cao

+ Đá nhân tạo solid surface LG: độ bền cũng rất cao, có khả năng linh hoạt uốn cong 3D

Lưu ý: Không nên chọn đá cẩm thạch ( đá marble ) vì chúng có cấu tạo tương tự đá vôi mềm xốp dễ ngấm nước nên dễ bị ố màu, dễ bị mẻ.

Kính tường bếp

Nên sử dụng kính cường lực có khả năng chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng nếu bị vỡ.

==> Xem chi tiết : Có nên làm tủ bếp bằng nhựa Picomat không?

 

Phần 3: Kinh nghiệm mua và sắp xếp phụ kiện tủ bếp 

Trước đây, các căn bếp hầu như chỉ là các hộc tủ nên để đồ rất khó phân loại và dễ lộn xộn. Sau đó, cuộc sống hiện đại hơn, kéo theo các loại phụ kiện tủ bếp thông minh ra đời như cuộc cách mạng, giúp phân loại đồ, lưu trữ đồ và quan sát, sử dụng đồ cực kỳ tiện lợi. Ngoài ra, chúng giúp người dùng tối ưu tiết kiệm không gian vô cùng hiệu quả.

Các loại phụ kiện tủ bếp thông minh có thể kể đến Giá để bát đĩa, giá xoong nồi, giá dao thớt gia vị, khay chia thìa dĩa, thùng rác, thùng gạo, tủ kho, giá góc. Thường phụ kiện này sẽ có 2 dòng inox: inox 201 mạ crom và inox 304. Inox 304 là loại inox màu mờ đục gần như không bị han gỉ vì khả năng chống oxy hóa rất cao. Inox 201 bóng sáng hơn tuy nhiên dễ bị oxy hóa hơn inox 304. Do đó giá của các phụ kiện làm từ inox 201 thấp hơn một chút so với inox 304.

Phụ kiện tủ bếp nên mua hãng nào tốt? 

Phụ kiện tốt sẽ giúp giá và hệ tủ có độ bền cao, kéo trơn tru dễ dàng, tránh tình trạng dùng vài tháng đã xệ ngăn, không kéo được hoặc mắc kẹt. 

Phụ kiện tủ bếp Eurogold

Hình ảnh tại showroom đang trưng bày các mẫu phụ kiện tủ bếp của Eurogold

Lý do bạn nên chọn Phụ kiện tủ bếp Eurogold:

  • Eurogold là hãng phụ kiện tủ bếp cao cấp với chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu chế độ bảo hành dài hạn đã được hàng triệu gia đình sử dụng và đánh giá cao
  • Quy trình chọn lọc inox chuẩn, sử dụng công nghệ hiện đại nhất sản xuất đảm bảo mối hàn hoàn thiện và đẹp nhất, không lo cong vênh gãy hỏng. Có thể sử dụng bền mới đẹp lên tới hàng 30 năm. 
  • Ngoài ra, phụ kiện Eurogold được trang bị bộ ray loại có giảm chấn – nghĩa là khi đẩy vào thì sẽ giảm chấn và ray sẽ chạy từ từ khép lại, tránh va đập bảo vệ hệ tủ bếp tối đa. 
  • Các dòng sản phẩm phụ kiện tủ bếp khá đa dạng với nhiều lựa chọn từ chất liệu, mẫu mã, kích thước, bạn có thể mua sao cho phù hợp với không gian và mục đích sử dụng.

Phân khu nhiệm vụ – sắp xếp nội thất tủ bếp hiện đại

Lắp đặt hệ thống phụ kiện, thiết bị trong tủ bếp như thế nào cho hợp lý, khoa học là yếu tố không thể thiếu. Chúng không chỉ giúp khu vực bếp trở nên gọn gàng ngăn nắp mà còn giúp gia chủ thuận tiện cho quá trình nấu nướng, tiết kiệm thời gian và công sức. Dưới đây là cách Phân khu nhiệm vụ – bố trí nội thất phòng bếp tiện nghi cho từng khu vực mà các bạn có thể tham khảo để sắp xếp không gian bếp của gia đình mình.

Bố trí các khu vực như thế nào cho hợp lý?

Chỉ cần nhớ các công việc bắt đầu từ khi vào bếp: di chuyển từ Khu vực lưu trữ – > Khu vực sơ chế – > Khu vực rửa – > Khu vực bàn chờ ráo nước – > Khu vực nấu để lên bản vẽ phù hợp. Theo đó, bạn có thể sắp xếp phụ kiện trong từng khu vực cần đảm bảo chặt chẽ và mang tính thuận tiện cho quy trình nấu nướng. 

phân khu công năng bếp

Mẫu bếp được sắp xếp hợp lý và thuận tiện nhất cho người sử dụng

Ví dụ: Lấy đồ tủ lạnh, mang sang rửa, chặt thái, mang sang bếp từ để nấu.

+ Các hệ bổ trợ cho các khu vực trên thường gồm giá để bát đĩa cho khu rửa, ngăn đựng dao thớt gần khu sơ chế, ngăn kéo xoong nồi và giá gia vị gần bếp từ tiện nấu nướng,…

+ Thùng rác gắn cánh khu vực rửa để thuận tiện cho việc đổ thức ăn thừa khi rửa bát, rác khi sơ chế ướt.

+ Máy rửa bát thường nằm ngay sát chậu rửa để đi chung đường nước. Và bên cạnh máy rửa bát nên có ngăn kéo đựng bát đĩa để tiện việc lấy bát ra xếp vào đó luôn.

Một số lưu ý.

  • Không đặt tủ lạnh và chậu rửa quá gần bếp nấu: Phạm quy tắc phong thủy.
  • Không để bếp nấu ngay trước cửa sổ: Vì gió thổi vào sẽ tạt luồng khói thức ăn ngược trở lại căn bếp khiến căn bếp ám mùi.

Sắp xếp phụ kiện bếp nào cho từng khu vực

Với các kinh nghiệm làm tủ bếp từ thực tế, Eurogold sẽ gợi ý bạn sắp xếp những phụ kiện bếp nào trong từng khu vực cụ thể như sau:

Khu vực lưu trữ: thường bao gồm tủ kho và tủ lạnh.

Khu vực sơ chế: giá dao thớt treo ngoài, khay chia thìa dĩa, thùng gạo, giá để bát đĩa dự trữ.

Khu vực chậu rửa: chậu vòi rửa bát, thùng rác thông minh, giá để chai lọ tẩy rửa và giá để bát ăn hàng ngày ở tủ bếp trên.

Chậu rửa bát Eurogold

Chậu rửa bát Eurogold sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội từ chất lượng, cấu tạo, tiện ích.

Khu vực bàn chờ ráo nước: Có thể đặt lò nướng, lò vi sóng hoặc máy rửa bát tại khu vực này hoặc nếu chưa có nhu cầu sử dụng các thiết bị trên, bạn có thể để chúng thành những hộc tủ để đồ ít khi sử dụng tới, sau này nếu cần lắp đặt thêm cũng được.

Khu vực nấu: giá để gia vị, giá để thìa đũa treo ngoài ( sử dụng để treo một vài dụng cụ xào nấu )

giá dao thớt inox nan vuông mạ crom ray giảm chấn Eurogold

Thùng rác thông minh tận dụng không gian bên dưới chậu rửa để lắp đặt rất tiện lợi

Lưu ý với những tủ bếp chữ L, U thường sẽ có những góc chết mà ta thường nghĩ chúng đều chẳng sử dụng được. Nhưng hiện nay rất nhiều không gian bếp bị hạn chế về diện tích, trong khi đó các vật dụng nhà bếp ngày càng nhiều hơn. Muốn tận dụng tối đa không gian bằng cách sử dụng các góc chết, các mâm xoay, kệ góc liên hoàn với thiết kế thông minh sẽ là sự lựa chọn lý tưởng.

Phần 4: Màu sắc của tủ bếp

Đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Tổng thể màu sơn tường + màu bàn ăn + sàn nhà + tủ bếp cần phải hài hòa với nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn bếp. Có thể phối màu toàn bộ phòng bếp theo cách sau: chia tỉ lệ màu chính 70% – màu nhấn 20% – màu điểm xuyết 10%
  • Nếu căn bếp có diện tích nhỏ, chật hẹp thì nên ưu tiên chọn các màu sắc sáng hoặc trung tính như trắng, xanh, vàng nhạt,… Ngược lại nếu căn bếp rộng rãi hơn thì bạn có kết hợp các màu sắc khác nhau bao gồm cả gam màu tối.

>>> Xem thêm Cách phối màu tủ bếp

Phần 5: Kích thước của tủ bếp

  • Chiều dài của tủ bếp: phụ thuộc vào diện tích của bếp và đồ dùng nhà bếp mà bạn cần. Tuy nhiên, một căn bếp đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng thì nên thiết kế tối thiểu 3m.
  • Độ sâu của tủ bếp: Phụ nữ Việt có độ dài tay không quá 60cm, vì vậy mà thiết kế tủ bếp dưới của hầu hết mọi tủ bếp sẽ có độ sâu là 60cm, tủ bếp trên là 32cm.
  • Khoảng cách từ bàn bếp đến tủ bếp trên là: 45 – 60cm
  • Về kích thước của chiều cao tủ bếp dưới, nên yêu cầu bên thi công sẽ đo và lắp đặt chiều cao sao cho phù hợp nhất với chiều cao người nội trợ chính trong bếp.

Trên đây, là toàn bộ kinh nghiệm làm tủ bếp thực tế. Eurogold chúc bạn sẽ có một không gian bếp hoàn hảo như mình mong muốn, đáp ứng đủ các tiêu chí bền đẹp và thuận tiện nhất khi sử dụng.

—————————————————————————–