Phòng bếp có cách bố trí ngăn tủ bếp hợp lý sẽ giúp các thao tác nấu ăn của bạn trở nên đơn giản và nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn.
Hệ thống tủ bếp đảm nhận yêu cầu công năng rất cao và rất cụ thể trong quá trình làm bếp, cất giữ thiết bị nhà bếp, lưu trữ thực phẩm. Do vậy mà bố trí hợp lý các khu vực chức năng, tạo tuyến giao thông thuận tiện nhất cho người làm bếp và người sử dụng không gian này là một yêu cầu quan trọng.
Hệ thống tủ kệ sẽ được phân khu chức năng theo dây chuyền: tủ lạnh –rửa – sơ chế – bếp nấu – khu vực soạn đồ – bàn ăn – rửa. Dù mặt bằng hệ thống tủ có hình dạng như thế nào, chữ I, chữ L, chữ U hay đảo bếp,…thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc dây chuyền thuận tiện này. Các ngăn phải được bố trí hợp lý liên quan đến chức năng riêng của từng khu vực và lắp đặt phụ kiện tương ứng.
Ví dụ: dao thớt để gần khu sơ chế, gia vị gần bếp nấu, chất tẩy rửa để gần chậu rửa. Các dụng cụ như nồi xoong, bát đĩa,…cũng cần phải có khu vực riêng, dễ lấy và cất.
Các phụ kiện lắp trong hộc tủ nhằm tối ưu hóa, tiết kiệm không gian trong việc cất trữ đồ và dễ dàng lấy đồ cũng vô dùng đa dạng, đáp ứng đầy đủ mọi khu vực của bếp. Đó là các loại giá để thùng rác, giá xoong nồi – vung, giá kệ để dao thớt, giá để chén bát,…Thông thường các loại phụ kiện này được làm bằng thép không gỉ và được mô đun hóa cho từng loại khoang hộc tủ bếp.
Những phụ kiện nhà bếp thông minh hỗ trợ cho hệ thống tủ bếp làm cho căn bếp gọn gàng sạch sẽ hơn rất nhiều, các khoang hộc chứa được nhiều đồ và dễ dàng lấy ra, cất đi, mang lại sự tiện nghi và tiết kiệm thời gian cho người làm bếp trong quá trình nấu.
=> Tìm hiểu thêm: 15+ Cách phối màu tủ bếp: Nhìn là nghiện
Cách bố trí các ngăn tủ bếp – Khu vực Chậu rửa
Các loại rau củ và thịt trước khi sơ chế sẽ phải rửa sạch sẽ, để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng. Do đó, đây sẽ là khu vực công năng đầu tiên, sử dụng để rửa các vật dụng, đồ ăn và để rác thải. Gia chủ có thể lắp đặt Chậu vòi rửa, Thùng rác âm tủ và Giá để chai lọ tẩy rửa ở ngăn tủ bếp dưới. Phần tủ bếp trên, sẽ lắp đặt một chiếc giá để bát đĩa, phần nước thừa còn lại sẽ chảy xuống chậu rửa, tránh cho nước làm ướt tủ bếp.
Cách bố trí các ngăn tủ bếp – Khu vực Sơ chế
Khu vực sơ chế thường để các dụng cụ làm bếp như dao, kéo, thớt ( 2 loại thớt dùng đồ sống, thớt dùng đồ chín), dụng cụ gọt, nạo,…Khu vực này nằm giữa khu vực chậu rửa và khu vực nấu ăn theo đúng trình tự.
Cách 1: Lắp đặt một chiếc giá để giao thớt trong ngăn tủ bếp và một chiếc giá để đồ khô 2 tầng để lưu trữ và bảo quản đồ khô như lạc, miến, mộc nhĩ, mì tôm, đậu,…
Cách 2: Sử dụng khu vực này làm nơi để máy rửa bát ( tiện đường ống nước lấy từ khu vực chậu rửa ). Dao thớt và các dụng cụ sơ chế khác, gia chủ có thể lựa chọn 1- 2 giá treo ngoài để tận dụng phần không gian giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới.
Cách bố trí các ngăn tủ bếp – Khu vực Bếp nấu
Các vật dụng cần thiết khi nấu ăn sẽ được lưu trữ tại khu vực này như xoong nồi chảo, gia vị, gạo. Do vậy, bố trí ngăn tủ khu vực này, gia chủ có thể để một chiếc giá xoong nồi, một thùng gạo thông minh và một chiếc giá để gia vị là hợp lý.
Lưu ý không nên bố trí khu vực nấu ăn cạnh bồn rửa vì chúng sẽ tạo ra thủy – hỏa xung khắc, là điều tối kị trong phong thủy. Đây cũng là lý do vì sao khu vực nấu ăn và khu vực chậu rửa thường bố trí ngăn cách bởi khu vực sơ chế.
Cách bố trí các ngăn tủ bếp – Khu vực Soạn đồ
Tại khu vực này, bạn có thể lắp đặt lò vi sóng và lò nướng. Đây là các thiết bị điện, do vậy bố trí nơi khô ráo như khu vực soạn đồ là rất phù hợp. Hơn nữa, cũng rất thuận tiện trong việc soạn mâm thức ăn.
Cách bố trí các ngăn tủ bếp nhằm mục đích giúp cho đồ đạc được sắp xếp một cách khoa học, công việc nấu ăn của gia đình cũng trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn. Eurogold hy vọng sẽ là thông tin bổ ích tới quý bạn đọc. Mọi thắc mắc về bố trí ngăn tủ bếp, quý khách hàng có thể liên hệ tới hotline 19000125 hoặc Fanpage Eurogold để được tư vấn nhanh nhất.
———————————————————————