Bản lề là phụ kiện không thể thiếu của mỗi bộ cửa. Trên thị thường hiện nay có rất nhiều các loại bản lề cửa gỗ phổ biến có thể kể đến như bản lề lá, bản lề âm dương ( hay còn gọi là bản lề mẹ con), bản lề cối, bản lề bật xoay mở hai chiều, bản lề sàn thủy lực, bản lề giảm chấn. Các loại bản lề sẽ có cấu tạo, vật liệu cấu thành, tải trọng theo cánh và công năng sử dụng khác nhau.

>>> Xem thêm bài viết  : Bản lề giảm chấn là gì? Các loại bản lề giảm chấn hiện nay

Các loại bản lề cửa gỗ

Dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng bản lề có vai trò quan trọng giúp liên kết cánh và khung cửa. Xệ cánh là một trong những biểu hiện xuống cấp phổ biến. Do chịu tải trọng liên tục trong thời gian dài, các mối vít bắt trên bản lề bị lỏng dần, kết cấu không còn nguyên vẹn dẫn đến tình trạng trên.

Với các bộ cửa đóng mở thông thường, chúng ta chỉ cần dùng 3 bản lề cho mỗi cánh.

Các loại bản lề dành cho cửa đóng mở xoay: bản lề lá, bản lề âm dương, bản lề cối

Các loại bản lề dành cho bộ cửa xoay hai chiều tự đóng sẽ sử dụng dòng chuyên dụng: bản lề bật và bản lề sàn thủy lực. Cấu tạo và quy trình lắp đặt của các dòng bản lề này phức tạp hơn nhiều.

Bản lề lá – cánh bướm

Bản lề lá

Bản lề lá

Bản lề lá là một trong các loại bản lề cửa gỗ thông dụng nhất hiện nay. Gồm 2 lá cài so le với nhau thông qua một trục tròn. Có thể chịu tải trọng của các cánh cửa có khối lượng lớn như cửa gỗ tự nhiên, cửa thép,..

Khi lắp chúng ta phải soi âm ( đục ) cánh và khuôn cửa để đảm bảo khe hở giữa khung cửa và cánh cửa đạt tiêu chuẩn từ 3-5 ly. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm bộ cửa giảm tính thẩm mỹ.

Bản lề âm dương mẹ con

các loại bản lề cửa gỗ

Bản lề âm dương – mẹ con

Bản lề âm dương là một biến thể của bản lề lá. Tuy nhiên chúng không cân đối giống như thiết kế bản lề lá mà được cắt giảm thành 2 cánh lớn bé. Khi gập vào, cánh lớn sẽ ôm trọn cánh bé nên chúng còn được gọi là bản lề mẹ con.

Bản lề âm dương thiết kế nhằm tối ưu khe hở giữa cánh và khung cửa, chính xác 3 ly theo tiêu chuẩn. Ưu điểm của dòng bản lề này là không cần đục cánh và khung cửa, tiết kiệm thời gian lắp đặt và tăng tính thẩm mỹ cho bộ cửa gỗ.

Tuy nhiên, khi so sánh về khả năng chịu tải trọng thì bản lề âm dương – mẹ con sẽ kém hơn bản lề lá nhiều. Bản lề âm dương chỉ phù hợp với dòng cửa có trọng lượng cánh nhỏ hơn 80kg như cửa gỗ công nghiệp, gỗ composite, cửa nhựa các loại.

Bản lề cối

Bản lề cối

Bản lề cối

Bản lề cối những năm về trước đã từng rất phổ biến. Chúng được sử dụng cho hầu hết các loại gỗ tự nhiên vì chi phí rẻ và có thể chịu tải lớn. Cấu tạo bản lề cối gồm 2 phần trên dưới, liên kết bởi 1 trục. Nhờ ưu điểm tháo lắp dễ dàng nên khi cần sử dụng không gian lớn hay đưa cánh cửa đi sơn sửa lại, gia chủ có thể tháo nhấc cánh một cách đơn giản.

Tuy nhiên cửa gỗ sử dụng bản lề cối khi đóng mở thường tạo nên tiếng ồn khó chịu. Hơn nữa, Trục xoay dần sẽ bị mòn khi hoạt động liên tục. Với kết cấu không cân xứng, lực phân bổ không đều khiến cánh cửa bị xệ theo thời gian. Do đó, ngày nay chúng ít được sử dụng hơn. Mà chỉ thường dùng cho cửa mặt tiền căn nhà.

Quy cách bản lề cối: Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø30, Ø35, Ø40.

Bản lề bật xoay mở hai chiều

bản lề bật xoay mở hai chiều

bản lề bật xoay mở hai chiều

Bản lề bật xoay mở hai chiều gồm 2 trục tròn, 2 cánh mở xoay 2 chiều. Đây là loại bản lề có thể xoay 180 độ, đóng mở hai chiều thuận tiện. Do đó chúng được ứng dụng rất nhiều trong quầy bar, cửa lễ tân, cửa nhà vệ sinh,… Bản lề giúp cho cửa hoạt động ổn định, đáp ứng nhu cầu cao của người dùng.

Tuy nhiên trọng lượng chịu được của bản lề chỉ nằm trong khoảng từ 22kg đến 40 kg, chịu tải trọng kém nhất trong các loại bản lề cửa gỗ hiện nay. Bạn nên cân nhắc chọn loại cửa phù hợp với bản lề để quá trình sử dụng bền bỉ nhất.

Bản lề thủy lực

bản lề sàn thủy lực

Bản lề sàn thủy lực

Bản lề thủy lực có thể gọi cách khác là bản lề sàn. Bao gồm những bộ phận chính như hộp bản lề, thân bản lề, trục cam mặt bích, piton, lò xo, vòng bi trên, vòng bi dưới, dầu thủy lực, van điều chỉnh tốc độ, van sau và hệ thống ốc vít.

Bản lề sàn chính là bộ điều khiển cửa, giúp cửa có thể mở ra ở cả 2 phía, giữ cánh cửa dừng ở 2 điểm cố định (thường là góc 90 độ và 125 độ) và tự động khép cửa lại theo tốc độ giảm dần. Đặc biệt thích hợp với nhà có trẻ nhỏ.

Bản lề này rất phù hợp trong lắp đặt cửa kính cường lực ( cửa kính thủy lực), chịu được tải trọng lớn.

 

Các chất liệu làm bản lề

Bản lề Inox

Bản lề inox có đặc tính chống ăn mòn, chống mài mòn tốt, ít han gỉ, vận hành trơn tru. Thường có 2 loại inox: inox bóng (inox 201) và inox mờ ( inox 304). Bản lề inox thường sử dụng ở các hệ bản lề lá, bản lề mẹ con, bản lề mở hai chiều, bản lề sàn thủy lực.

====> Mời bạn xem thêm bài viết: Inox 201 và inox 304 giống và khác nhau ở điểm nào

Bản lề hợp kim

Được làm chủ yếu là sắt pha trộn với hợp kim chống oxi hóa bề mặt. Điểm yếu của dòng bản lề này là dễ bị ăn mòn, han gỉ sau một thời gian sử dụng .Thường sử dụng ở các dạng bản lề cối, bản lề lá thép.

Việc một cánh cửa ổn định hay không phụ thuộc rất lớn vào bản lề. Do đó để với mỗi dòng cửa và vị trí khác nhau sẽ sử dụng các dòng bản lề khác nhau. Eurogold hy vọng với những thông tin tổng hợp các loại bản lề cửa gỗ hiện nay sẽ giúp cho bạn đọc có thể lựa chọn sản phẩm bản lề phù hợp.